Looking For Anything Specific?

Header Ads

4 cách ngừng trì hoãn và khiến bạn hứng khởi viết mỗi ngày

 


Bạn muốn trở thành cây viết xuất sắc? Bạn biết mình cần phải luyện viết mỗi ngày? Thế nhưng bạn vẫn hay trì hoãn việc ngồi vào bàn viết và hoàn thành các ý tưởng?

Bạn thường hay trì hoãn, đôi lúc là trì hoãn một việc gì đó quan trọng? Thỉnh thoảng, bạn cũng trốn tránh việc bắt tay vào làm những việc bạn thực sự muốn hoặc cần phải làm như bắt đầu viết để có thể hoàn thành tác phẩm thay vì cứ giữ mãi nó là một ý tưởng trong cuốn sổ tay.

Tại sao một người nào đó lại tìm cách tránh bắt tay vào thực hiện những nhiệm vụ mà họ biết rằng nó có thể tạo ra một sự biến đổi lớn trong sự nghiệp hay cuộc sống?


Theo nghiên cứu Khoa học thần kinh thì bộ não của bạn bẩm sinh đã thích trì hoãn. 

Hệ thống Limbic (hệ viền) của não kiểm soát những phản ứng cảm xúc và hành vi. Hệ thống Limbic đóng vai trò then chốt trong khả năng thích nghi, sinh tồn. Vì vậy, nó chỉ quan tâm đến hiện tại – bây giờ. Ví dụ như: Thấy đói bụng – Đi ăn. Thấy sợ hãi – Chạy trốn. Lo lắng – Lùi lại vài bước. Sắp làm việc khó khăn, gian khổ - Trì hoãn. Ngay cả khi bạn nhận thức được rằng đó là công việc khó khăn đó thực sự tốt cho bạn.

Trong khi đó Neocortex (Tân vỏ não) là phần có chức năng bậc cao của não bộ giúp hình thành nên nhận thức, tư duy, suy luận không gian, ngôn ngữ… và đưa ra các quyết định ảnh hưởng tới tương lai của bạn.


Tân vỏ não có thể cho bạn biết việc viết mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng kỹ năng viết lách và viết tốt hơn, nhưng hệ thống Limbic sẽ không thích nghĩ đến việc phải ngồi viết mỗi ngày hay viết ngay bây giờ, nhất là khi bạn đang bí ý tưởng. (Vì viết lúc này có vẻ khó khăn, vì nếu không viết vào ngày  hôm nay bạn vẫn có thể viết vào ngày mai - Khi bạn tìm ra ý tưởngg. Với suy nghĩ đó của hệ thống Limic não bộ sẽ khiến bạn có tư tưởng trì hoãn).

Khi làm việc, có khi nào bạn thấy rằng, dù có rất nhiều công việc quan trọng, nhưng bạn lại chọn làm những công việc ít quan trọng trước. Ví dụ, thay vì hoàn thành bài viết PR cần nộp trong sáng nay, bạn lại chọn việc viết bài đăng Fanpage ít quan trọng hơn để làm trước, để rồi gần đến deadline bạn mới cuống cuồng hoàn thành việc quan trọng? Nếu hoàn thành công việc quan trọng hơn trước, bạn đã không phải cuống cuồng hoặc tăng ca để nộp bài cho sếp, nhưng não bạn cứ trì hoãn dù biết trước điều đó. Bởi vì công việc viết bài PR yêu cầu tính sáng tạo hơn, khó khăn hơn, gây nản chí hơn, trong khi công việc viết bài Fanpage kia bạn làm hằng ngày, quen thuộc và dễ dàng hơn.

Lý do vì sao bạn hay trì hoãn, bạn muốn viết nhưng lại trì hoãn viết, bạn biết rằng việc này quan trọng hơn việc kia nhưng vẫn cứ trì hoãn. Đó là bởi vì, hệ thống Limbic và Tân vỏ não đang tham gia vào cuộc chiến đấu tranh giữa việc trốn tránh hay đối mặt, trì hoãn hay hành động ngay.

Làm cách nào để ngừng việc trì hoãn và khiến việc lách trở nên hứng khởi hơn?

Sau khi hiểu về khoa học của sự trì hoãn, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp giúp ngừng trì hoãn bao gồm:
  • Thay đổi sự tập trung từ tương lai sang hiện tại
  • Thay đổi mục tiêu của bạn
  • Hoàn toàn tránh hệ thống Limbic
  • Làm theo quy tắc 5 phút
Ứng dụng điều này vào công việc viết lách bạn cũng có thể tìm cách thoát khỏi sự trì hoãn khi viết, nỗi sợ khi đối mặt với việc viết bằng cách đó như sau.


Thay đổi sự tập trung từ tương lai sang hiện tại 

Bạn muốn viết tốt hơn? Bạn biết viết mỗi ngày sẽ giúp trau dồi vốn ngôn từ, hoàn thiện ngữ pháp, hình thành tư duy logic và cải thiện kỹ năng viết. Nhưng ngay lúc ngồi trước màn hình máy tính, bạn thấy chẳng có gì để viết và bạn cảm thấy khó khăn để tìm ra ý tưởng, khó khăn để viết.

Thay vì bắt đầu bằng những mục tiêu trong tương lai “viết tốt hơn”. Hãy bắt đầu bằng việc viết những gì làm bạn cảm thấy hào hứng, dễ chịu và thoải mái nhất. Chẳng hạn như viết nhật ký mỗi ngày viết, comment dạo bằng thơ trên các group thơ ca cũng là một ý không tồi, hay thử viết thư cho crush, idol mà bạn yêu mến,....

Nếu hệ thống Limbic THÍCH sự chán nản, khó khăn và GHÉT việc bạn vui vẻ, hào hứng. Vậy thì ngay bây giờ bạn hãy làm cho bộ não bạn cảm thấy hứng khởi, việc viết lách trở nên vui vẻ.

Quy tắc này giống như câu nói: “Hạnh phúc là một hành trình chứ không phải là điểm đến” - Hãy vui vẻ, hạnh phúc ngay bây giờ! Ngay khi bắt đầu! Và bạn sẽ thấy niềm vui, hạnh phúc được gom góp mỗi ngày.

Có một điều mà mình hay làm đó lưu lại các bài viết thành kho dữ liệu với tất cả lĩnh vực mình từng làm và lâu lâu sau đó, mình sẽ vào xem lại những bài viết cũ. Bạn biết không? Mình thực sự cảm thấy sốc với những câu từ ngô nghê và ý tưởng khi đó. Nhưng mình cũng nhận ra, hiện tại đã mình đã viết tốt hơn rất nhiều. Và ngay lúc xem lại bài viết cũ, mình lại thấy vui hơn, có động lực hơn với việc viết ở hiện tại.

Ngoài ra, có thêm Bạn đồng hành cũng sẽ giúp bạn cảm thấy bớt việc trì hoãn hơn. Bạn có thể tham gia vào các group viết lách như (Viết đi đừng sợ, Ngày đẹp trời để viết, ....). Ở đó có cả một cộng đồng, những người bạn cùng nhau viết lách mỗi ngày, người đưa cho bạn chủ đề, người góp ý cho bài viết của bạn, sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực và hứng thú hơn.

Tóm lại, bạn hãy bắt đầu bằng hiện tại, thay đổi sự tập trung từ các mục tiêu cao (trong tương lai) sang các mục tiêu vừa sức (ở hiện tại). Tập trung vào những niềm vui ngay ở thời điểm hiện tại sẽ giúp cho viết lách trở nên hứng khởi hơn và tránh được sự trì hoãn của não bộ.

Thay đổi mục tiêu của bạn (Từ mục tiêu dài hạn sang ngắn hạn)

Muốn viết lách tốt hơn bạn cần đọc nhiều sách. Giả sử bạn muốn đọc 50 cuốn sách một năm và viết review về 50 cuốn sách. Đó là một con số khá lớn và khi nhìn 50 cuốn sách xếp trong kệ mỗi ngày có thể bạn sẽ thầm nghĩ: “Trời ơi, khi nào mới đọc hết đống này”. Khi đó hệ thống Limbic của bạn sẽ GHÉT cái ý tưởng đọc 50 cuốn sách chứ nói gì đến việc viết nữa.

Nhưng nếu mỗi tháng 4 cuốn sách và mỗi tuần 1 cuốn thì sao? Lên kế hoạch mỗi ngày đọc bao nhiêu trang sách đến ngốn hết một quyển sách một tuần, sau đó cần đánh dấu những điều quan trọng bạn cảm nhận được và chỉ cần một vài tiếng đồng hồ để hoàn thiện bài review sách. Thật dễ dàng và nhẹ nhàng phải không nào. Hoàn thành số trang sách cần đọc mỗi ngày sẽ khiến bạn thỏa mãn và thấy rằng mình đã hoàn thành ngày hôm nay thật xuất sắc. Cảm giác hài lòng và thỏa mãn ngay bây giờ, hệ thống Limbic của bạn yêu thích điều đó.

Hãy mua một cuốn lịch năm, khi hoàn thành mọi nhiệm vụ ngày hãy cho ngày đó một dấu X đỏ, khi hoàn thành mỗi cuốn sách hãy cho ngày đó 1 trái tim. Sau vài ngày, vài tuần sẽ có cả chuỗi X đỏ và trái tim. Bạn sẽ thấy thích thú khi nhìn thấy những ký hiệu đó. Nó khiến bạn trở nên hứng khởi khi nghĩ đến việc hoàn thành nhiệm vụ vào ngày mai để được đánh dấu X đỏ thay vì trì hoãn nó.

Hoàn toàn tránh hệ thống Limbic (Hãy tránh việc phải ra quyết định)

Các quyết định là kẻ giết chết sức mạnh ý chí. Đó là lý do vì sao hệ thống Limbic yêu thích các quyết định. Việc phải tranh đấu để đưa ra quyết định, đặc biệt là các quyết định liên quan đến tương lai càng khiến bạn dễ trì hoãn hơn.

Đó là lý do vì sao bạn nên lên kế hoạch cho từng tuần, từng tháng, cho mỗi chiến dịch. Khi đó bạn sẽ không cần phải loay hoay đi tìm chủ đề hay đắn đo hôm nay mình phải làm gì, viết gì. Vì tất cả ý tưởng, chủ đề bài viết đã được lên kế hoạch và bạn chỉ cần follow theo cũng như hoàn thành theo đúng deadline.

Nếu bạn lên kế hoạch bài viết cho cả tuần, vậy thứ 2 bạn sẽ viết bài về sản phẩm, thứ 3 sẽ là bài viết về khách hàng, thứ 4 sẽ là bài minigame,… vậy thì bạn sẽ không bao giờ cần phải đau đầu nghĩ hôm nay mình phải làm gì và ra quyết định có làm việc đó hay không. Và sẽ không phải trì hoãn vì cảm thấy khó khăn khi ra quyết định.

Bằng cách lên kế hoạch bạn đã biến việc thường xuyên trì hoãn nhiệm vụ tái định kỳ thành việc tự động hóa và làm cho ý nghĩ trì hoãn khi gặp khó khăn chẳng bao giờ có cơ hội xảy ra. Khi đó những điều bạn muốn làm sẽ luôn luôn được hoàn thành.

Làm theo quy tắc 5 phút (Nghĩa là đặt ra giới hạn cho mỗi bài viết)

Để giải quyết việc trì hoãn nhà sáng lập Instagram - Kevin Systrom có một quy tắc là: “Nếu bạn không muốn làm một việc gì đấy, hãy thỏa thuận với bản thân là dành ít nhất 5 phút để làm nó. Sau 5 phút, bạn sẽ thấy mình làm xong toàn bộ công việc”.

Điều này nghĩa là khi bạn không muốn làm việc gì đó, hãy đưa ra một giới hạn thời gian nhất định để hoàn thành nó một cách nhanh nhất. Như vậy, bạn đã thoát khỏi việc trì hoãn và vượt qua được công việc mà mình cho là khó khăn hay nhàm chán.

Khi viết cũng vậy, nếu nhận một chủ đề mà bạn cảm thấy không hứng thú và cảm thấy mình đang muốn trì hoãn, hãy đặt ra giới hạn 30 phút hoặc 1 tiếng đề hoàn thành công việc đó. Điều đó cũng giúp bạn tập trung tinh thần hơn. Và một khi bắt đầu tìm kiếm ý tưởng, nghiên cứu chủ đề, bắt tay vào lập dàn ý, viết bài bạn sẽ thấy điều vi diệu xảy ra. Công việc bạn sợ phải làm hóa ra cũng không quá đáng sợ. Và khi hoàn thành nó bạn sẽ thấy thỏa mãn làm sao. Hệ thống Limbic của bạn yêu cảm giác đó.

Đặt giới hạn thời gian – Bắt đầu viết! Chỉ cần bạn bắt đầu đặt bút mọi bài viết đều có thể hoàn thành một cách dễ dàng hơn nhiều!

Nhật Chi - Viết để dẫn lối

Đăng nhận xét

0 Nhận xét