Looking For Anything Specific?

Header Ads

05 chủ đề content dịp Tết không bao giờ "lỗi thời"

Chỉ còn ít ngày nữa chúng ta sẽ đón Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023. Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán mới thực sự là một các Tết đúng nghĩa, một cái Tết trọn vẹn, một cái Tết của truyền thống và văn hóa Việt. Đây là thời điểm khơi gợi nhiều cảm hứng cho các content - nhà sáng tạo nội dung!

Để chuẩn bị cho thời điểm này, các brand luôn nỗ lực để có một chiến lược Marketing chạm đến người dùng nhất. Kể các những blogger, content freelancer, những người đang xây dựng thương hiệu cá nhân hay tất thảy mọi người yêu thích viết lách nếu không tận dụng mùa Xuân sang - Tết đến để truyền thông thì tiếc quá!

Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng content cho dịp Tết thì đây là 05 chủ đề bạn có thể tham khảo.

1. Homecoming – Về nhà

Đây là chủ đề được rất nhiều brand lựa chọn để xây dựng các chiến dịch quảng cáo dịp Tết. Nhắc đến Tết là nhắc đến đoàn viên, sum vầy. Vậy nên, nhắc đến Tết là người ta nghĩ đến “Đi về nhà”. Đây cũng là nỗi lòng của hầu hết mọi những người đi làm xa quê, học xa nhà mong đợi những ngày Tết để về bên gia đình, những người ở quê mong ngóng người đi xa trở về. Về nhà đôi khi còn được thể hiện bằng những tầng ý nghĩa sâu sa hơn, trở về những với ký ức, trở về với ngôi nhà trong chính trái tim của mỗi người.

Có nhiều chiến dịch quảng cáo đã khai thác thành công chủ đề này như:
  • “Đi để trở về” của Biti's Hunter kết hợp với Soobin Hoàng Sơn
  • “Đi về nhà” của Honda kết hợp với Đen x JustaTee
  • “Mang tiền về cho mẹ” của Honda kết hợp với Đen Vâu
  • Mv “Tết này con sẽ về” của Bùi Công Nam với sự tham gia, tài trợ của các nhãn hàng Lifebuoy, Wake-up 247,...
  • Pesi mang tết về nhà - Câu chuyện Tết 2023
Có thể nói chủ đề homecoming – về nhà là một chủ đề khá phổ biến và được nhiều thương hiệu lựa chọn nhưng vẫn luôn chạm đến trái tim, cảm xúc người xem nhất. Chỉ cần mở giai điệu nhạc xuân lên là trong lòng ai cũng rộn ràng mong ngóng ngày trở về.


Các content writer có thể khai triển đại ý này gắn đến các chủ đề sau:
  • Ý tường: Thời điểm về nhà, Tết về làm gì, Tết mang gì về, Tết về quê có gì vui, Những thách thức chuyện đi lại ngày Tết, Tết có nhất thiết phải về quê?...
  • Gửi gắm thông điệp: Mong ước gì cho gia đình, cân bằng cuộc sống – công việc - gia đình, món quà dành tặng cho gia đình là gì (thời gian chất lượng, vât chất, sự bảo vệ…), hoàn thành trách nhiệm, vai trò của bản thân trong gia đình (làm cha, làm mẹ, làm con, làm anh chị,...)

2. Celebration - Ăn mừng

Nói đến Tết cũng là nói đến niềm vui, tiệc tùng. Đặc biệt với văn hóa phương Đông, với người Việt Nam, Tết là dịp để chúng ta hội ngộ và ăn mừng. Các bữa tiệc không chỉ kéo dài từ trước Tết với tiệc tất niên, đến suốt 3 ngày Tết và cả khi khai xuân. Những bữa tiệc không chỉ đơn giản là chuyện ăn uống, nó còn hàm chứa tình cảm, nét văn hóa của người Việt. Vì vậy, chủ đề ăn mừng cũng mang đến những điều thú vị để các brand có thể khai thác và gắn kết độc giả.

Các chủ để ăn mừng Tết được khai thác:
  • Thấy Tết lớn, mừng Tết lớn của Samsung kết hợp với Trúc Nhân
  • Tết là đông mới vui của thương hiệu Lays kết hợp với Đức Phúc, Gducky và Dtap
  • Rồi nâng cái ly của thường hiệu Bia Bivina Export kết hợp cùng Nal
  • Tết Nô lo của thương hiệu Olong tea kết hợp cùng Bích Phương
  • Tết là ăn hết của Olong Tea kết hợp với Kay Trần



Content writer khi triển khai chiến dịch Tết với chủ để ăn mừng có thể gắn kết khán giả với thương hiệu thông qua một số ý tưởng sau:
  • Ăn mừng Tết vì điều gì?
  • Nhìn lại một năm vừa qua với những niềm vui, nỗi buồn, thất bại, thành công… và tổng kết bằng chuyện ăn mừng
  • Ăn mừng như thế nào: Ăn mừng lành mạnh, ăn uống sao cho dinh dưỡng, ăn uống an toàn không lo lắng những chuyện như phá dáng - hại sức khỏe, ăn mừng hứng khởi,...

3. Appreciation - Biết ơn/ Trân quý

Người Việt Nam có câu “Mùng 1 Tết Cha, Mùng 2 Tết Mẹ, Mùng 3 Tết Thầy” để thể hiện truyền thống hiếu lễ tri ân. Lòng biết ơn nên có trong mọi khoảnh khắc, nhưng dịp Tết chính là thời điểm để chúng ta có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn, tri ân. Bởi vào dịp Tết, là thời điểm giao giữa năm cũ và năm mới, cũng là dấu mốc để chúng ta dừng lại và nhìn lại hành trình đã đi qua, để khắc ghi lại những người những điều chúng ta trân quý và chuẩn bị cho một hành trình mới tốt đẹp hơn.

Không chỉ với mẹ cha, thầy cô, ông bà, bạn có thể viết về lòng biết ơn, trân quý đối với bất cứ người nào bạn thấy biết ơn, với vật, với chính mình.

Một số thương hiệu khai thác chủ đề này khá thành công như:
  • Biết ơn hóa hành động, lấm bẩn thêm tự hào của thương hiệu Omo Tết 2023
  • Cái Tết "Giàu" với thông điệp "Cái tết giàu là khỏe mạnh bên nhau" của Lifeboy tài trợ với sự tham gia của Đông Nhi, Lương Bích Hữu, Bùi Công Nam.


Khai tác đề tài lòng biết ơn, các content writer có thể khai thác nhiều khía cạnh khác nhau ở chủ đề này như:
  • Biết ơn ai: Gia đình, bạn bè, sếp, đồng nghiệp, đối tác,...
  • Biết ơn vì điều gì: Dù thành công hay thất bại chúng đều để lại những bài học đắt giá, nên dù năm qua có thể nào, người xung quanh bạn ra sao cũng đều có lý do để biết ơn và trân quý. Bạn có thể viết về những thất bại, anh sếp khắt khe, đồng nghiệp khó tính, những trận đòn roi của ba mẹ khi còn nhỏ,... Nhưng hãy dẫn dắt khán giả đến với những suy nghĩ tích cực và thái độ biết ơn, trân quý.
  • Thể hiện sự biết ơn bằng cách nào: Món quà, bữa ăn, lời cảm ơn,... đây là lúc bạn có thể gắn kết ý tưởng với thương hiệu. Hãy lồng ghép chủ đề sao cho thật khéo léo.

4. New beginning - Khởi đầu mới

Năm mới ai ai cũng muốn có những điều mới, khởi đầu mới. Bởi vậy “khởi đầu mới” là chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của khán giả và cũng được rất nhiểu brand sử dụng. Thông thường các chiến dịch khởi đầu mới sẽ được chạy cho Tết dương lịch, tuy nhiên với người Việt dịp Tết nguyên đán cũng mang đến những cảm xúc về thời điểm khởi đầu tốt đẹp hơn.

Một số brand khai thác thành công chủ đề khởi đầu mới như:
  • Tết bùng nội lực của AIA Việt Nam kết hợp cùng Hòa Minzy
  • Mv "Why not?" của Trúc Nhân và thương hiệu Techcombank 
  • Tết Hà Há Ha của Mirinda với sự thể hiện của Trúc Nhân và Ninh Dương Lan Ngọc
  • Tết đi chơi xa, nhà ta thêm gần của Vietravel do Bùi Công Nam thể hiện


Các content chủ đề “khởi đầu mới" có thể là truyền cảm hứng, cổ vũ khán giả hoặc hướng dẫn họ thiết lập những mục tiêu cho năm mới, không chỉ trong công việc/ học tập nhưng còn cả chuyện gia đình, tình cảm, sức khỏe, trải nghiệm…theo hướng như:
  • Các lời khuyên như: Làm sao để làm việc, học tập hiệu quả hơn trong năm mới? Làm sao để chuyện tình duyên như ý (một số brand lồng ghép các quan niệm tâm linh khá thú vị).
  • Các nội dung liên quan đến xu hướng/ trào lưu mới trong năm mới: Phong cách nhà, phong thủy, cây trồng, du lịch, vui chơi,...
  • Các nội dung nghiên cứu khoa học/ dự báo liên quan đến xu hướng của thị trường, người tiêu dùng vào năm mới.
  • Tips trong năm mới: tránh lười biếng sau Tết, các bài tập thể dục, mẹo chăm sóc da, tips phối đồ,...

5. Gợi nhớ kỷ niệm/một năm nhìn lại

Thời điểm kết thúc năm cũ, đón chào năm mới mọi người thường có xu hướng nhìn lại một năm qua, cũng hoài niệm về những kỷ niệm xưa cũ. Bạn có thể vết về chủ đề này bằng chính thành tích, con số đạt được, list danh sách những mục tiêu đã đạt được hay truyền cảm hứng thông qua những sự kiện đã trải qua. 

Việc này không chỉ đưa ra những chứng thực ấn tượng để khách hàng ghi nhớ về bạn, mang lại cảm giác an tâm tin tưởng hay thấy được hình bóng mình trong những sự kiện đã diễn ra. 
  • Tết dẫu đổi thay, diệu kỳ vẫn ở đây của Cocacola

Bên trên là một số gợi ý cơ bản cho đại ý content dịp Tết, tuy năm nào cũng được vô số các brand khai thác nhưng chưa bao giờ là lỗi thời. Hi vọng giúp các Content Writer, Coppy Writer có thêm nguồn dữ liệu và cảm hứng để sáng tạo ra những góc nhìn mới mẻ. 

Nhật Chi 
Viết để dẫn lối

Đăng nhận xét

0 Nhận xét